Hưng Lĩnh là một trong những xã
vùng trũng nằm phía tây nam huyện Hưng Nguyên. Trung tâm xã nằm cạnh đường tỉnh
lộ-du lịch sinh thái ven sông Lam, là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng
nhất của xã.
Ví trí địa
lý: phía bắc giáp xã Kim Liên, phía nam giáp xã Nam Trung, phía tây giáp xã
Xuân Lâm, Khánh Sơn, phía đông giáp xã Hưng Long, Nam Cát.
Toàn xã có hơn 7000 nhân khẩu với hơn 1400 hộ. Trong
đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 70% (hơn 2300 người). Tổng diện tích
đất tự nhiên của xã là 623,92 ha trong đó đất nông nghiệp: 357,19 ha chiếm hơn
57%; đất phi nông nghiệp: 226,22 ha; đất chưa sử dụng: 40,51 ha.Tỷ lệ tăng dân
số chung của xã là 1,2% .
Năm 2011, ngành nông – lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn
do thời tiết biến động bất lợi, sâu bệnh và giá vật tư bấp bênh nhưng xã đã
thực hiện tốt các giải pháp ổn định tình hình và một trong số đó là ứng dụng
tiến bộ khoa học kỷ thuật đưa nhanh các giống cây, vật nuôi có năng suất cao
vào sản xuất, cũng như triển khai được mô hình cách đồng thu nhập cao. Nhờ sự
chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền nên tổng diện tích trồng lúa
cả năm là 430 ha với năng suốt bình quân đạt 61 tạ/ha. Một số diện tích cây
trồng khác cũng cho năng sất cao như lạc đạt 23 tạ/ha…
Song song với việc phát triển kinh tế, lãnh đạo xã rất
coi trọng nhiệm vụ phát triển văn hoá – xã hội. Thực hiện cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” 5 năm qua số hộ được công
nhận gia đình văn hóa đạt trên 72%. Thực hiện chỉ thị của Thường vụ tỉnh ủy về
việc xây dựng nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang và lễ hội, BCH Đảng
ủy đã xây dựng Nghị quyết, vận động nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn hóa
mới, xóa bỏ thủ tục lạc hậu. Phong trào TDTT ngày càng có nhiều người tham gia,
tạo khí thế và tinh thần sôi nổi trong các đoàn viên, hội viên Xác định đúng
vai trò to lớn của công tác giáo dục, đầu năm Đảng uỷ đã chỉ đạo củng cố kiện
toàn cấp uỷ chi bộ các trường học. Công tác xã hội hoá giáo dục được thực hiện
tốt: Nhiều dòng họ, khối xóm đã tổ chức được chi hội khuyến học góp phần vào sự
phát triển giáo dục nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung của Hưng
Lĩnh.
Các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn xã chưa phát triển mạnh do nguồn tài nguyên khoáng sản ít cả về chủng loại
và trữ lượng. Ngành ngề TTCN chủ yếu là các cơ sở chế biến, sửa chữa theo hình
thức hộ gia đình. Xã chưa có điểm sản xuất hàng hóa lớn. Do đó nguồn thu nhập
và đóng góp giá trị của các ngành này chưa tạo ra bước chuyển biến lớn trong
nền kinh tế cho xã.
Hưng Lĩnh là xã về điều kiện kinh tế xã hội còn kém
phát triển so với nhiều xã trong huyện Hưng Nguyên, đời sống nhân dân còn
nghèo, sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm hàng hóa chưa nhiều. Vì
vậy mà chưa có vùng chuyên canh lớn, gieo trồng phân tán rất khó áp dụng cơ
giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.
Tài nguyên khoáng sản, tiềm năng của xã không nhiều,
kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã
hội cơ bản đã được xây dựng nhưng chưa phát huy thế mạnh để đóng góp vào phát
triển kinh tế cũng như nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Lực lượng lao
động của xã khá dồi dào, tuy nhiên phần lớn chưa được qua đào tạo, đã cản trở
và ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới
vào sản xuất.
Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Lĩnh đang cố gắng xây dựng
các tiêu chí về NTM. Hiện tại đối chiều với bộ tiêu chí quốc gia về NTM thì
Hưng Lĩnh có 14/39 tiêu chí (chiếm 36%) đạt yêu cầu.
Trong thời gian tới Đảng bộ và nhân dân Hưng Lĩnh sẽ
tiếp tục cố gắng phát huy, đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xây
dựng nông thôn mới thành công./.
Hồ Hương
|