Thời gian qua, Hội nông dân huyện
Hưng Nguyên nói riêng và tỉnh Hội nói chung đang xúc tiến đẩy mạnh thành lập
các chi tổ, hội nghề nghiệp. Một trong những tiêu chí hàng đầu trong quá trình
xây dựng chi, tô hội là bám sát ưu thế của từng điạ phương nhằm xây dựng mô
hình đạt hiệu quả tốt nhất hướng đến những mô hình đạt chất lượng theo tiêu chuẩn
VietGap. Xác định việc xây dựng mô hình chi, tổ Hội theo nghề nghiệp là việc làm mới để tập hợp nông dân phát triển kinh tế nâng cao thu nhập
Mục đích
Thành lập chi, tổ Hội.
Với mục đích đoàn kết, tập hợp các hội
viên nông dân thuộc cùng một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và tổ chức các hoạt
động nhằm hỗ trợ, giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho
gia đình là đích hướng đến của việc xây dựng nên các chi, tổ hội
nghề nghiệp.Đề án số 24-ĐA/HNDTW năm 2016 của Ban Thường vụ Trung
ương Hội Nông dân Việt Nam về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp là một hướng đi đúng. Hội nông dân huyện Hưng Nguyên đã tiến hành khảo sát và
xây dựng, thành lập mới chi hội dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, cùng có lợi và đảm bảo đạt được tiêu chí 5 cùng; 3 chung: 1.Cùng lĩnh
vực lao động, ngành nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; 2.Cùng mối quan tâm; 3.Cùng
có sự chia sẻ; 4.Cùng trách nhiệm; 5.Cùng hưởng lợi. 3 Chung: 1.Chung giống; 2.Chung kỷ thuật; 3. Chung giá bán. Đặc
biệt, các chi - tổ hội đã xây dựng được nội dung, quy chế sinh hoạt phong phú,
thiết thực, trong đó bao gồm việc đi sâu vào trao đổi thông tin liên quan đến
ngành nghề sản xuất kinh doanh; cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, bảo quản,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, phòng trừ dịch bệnh, cách thức lập dự
án sản xuất kinh doanh…Việc xây dựng các chi hội, tổ hội nghề nghiệp sẽ tạo tiền
đề cho việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần thực hiện thành công
nhiệm vụ đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đây là một
chủ trương thiết thực, phù hợp trong tình hình hiện nay.
Sự cần thiết phải thành lập chi, tổ Hội nghề nghiệp.
Hiện nay về tổ chức cơ sở, khó khăn lớn nhất và phổ biến hiện nay là số
Hội viên trong các chi Hội đông, nên việc sinh hoạt còn gặp khó khăn trong việc
tập hợp, hoạt động, trong cùng một khối, xóm, thôn, làng. Hội viên Nông dân lại
sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ nhiều ngành nghề khác nhau. Do vậy tổ chức Hội
như hiện nay khó xây dựng được nội dung sinh hoạt phù hợp với tất cả Hội viên
trong cùng một chi hội thường không thiết thực, hiệu quả thấp. Vì vậy việc đổi
mới mô hình tổ chức chi hội chủ trương xây dựng chi hội, tổ hội nghề nghiệp là
yêu cầu rất cần thiết từ thực tiễn hiện nay. Thông qua đó sẽ góp phần khắc phục
những hạn chế, khó khăn trong sinh hoạt hội cơ sở, nâng cao hiệu quả hoạt động
của chi Hội, tổ hội. Tạo tiền đề nâng cao chất lượng hoạt động và xây dựng tổ
chức cơ sở Hội vững mạnh.
Thông
tin cụ thể chi Hội “ Chăn nuôi lợn và thủy sản”.
Ngay
sau khi nhận được đề án xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp của Hội nông dân tỉnh,
ngày 26/4/2019 Hội nông dân huyện Hưng Nguyên xây dựng mô hình và ra mắt “Chi hội
nghề nghiệp chăn nuôi lợn và thủy sản” tại xã Hưng Tiến với 34 hội viên .Chi hội
nghề nghiệp chăn nuôi lợn và thủy sản được thành lập nhằm tập hợp những hộ gia
đình trên địa bàn xã có cùng ngành nghề chăn nuôi lợn và thủy sản, cùng nhau
chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, giúp nhau tiếp cận các nguồn vốn vay, tìm thị trường
tiêu thụ sản phẩm, hướng tới hình thành chuỗi sản xuất hàng hóa, liên kết, giảm
nghèo, phát triển kinh tế bền vững và làm giàu chính đáng trên quê hương, góp
phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Trao đổi về vấn đề này, ông Hồ Văn Nam – Chủ tịch Hội nông dân xã Hưng
Tiến chia sẻ: “Việc xây dựng các chi hội, tổ hội nghề nghiệp sẽ tạo tiền đề cho
việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng
trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Đồng
thời, việc thành lập mới chi, tổ hội sẽ góp phần đổi mới tư duy nhận thức
và hành động trong cán bộ Hội viên Nông dân và thúc đẩy xây dựng các mô hình
kinh tế tập thể, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn, tăng cường
mối liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học và
thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại,
trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hóa lớn, tập trung”
Chỉ đạo của Hội Nông dân huyện trong thời gian
tới.

Mô hình nuôi cá theo chương
trình VietGap
Trong thời gian tới, cùng với việc tăng
cường tuyên truyền về “Xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp”, Hội nông dân huyện sẽ
tiếp tục định hướng các chi, tổ hội nghề nghiệp chăn nuôi theo mô hình VietGap,
đáp ứng nhu cầu thị trường, theo chương trình phục vụ cho người tiêu dùng, sản
phẩm phải đạt tiêu chuẩn VietGap sản phẩm của mình làm ra và uy tín chất lượng
đối với thị trường và người tiêu dùng là: “ Sống
còn của chi, tổ Hội nghề Nghiệp”. Vì vậy nắm bắt xu
thế của thị trường, những năm qua nhiều hộ nông dân trên địa bàn ứng
dụng công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo chương trình VietGap vào chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;
tăng năng suất, giảm giá thành, tạo sức cạnh tranh và ổn định đầu ra, hướng tới
phát triển chăn nuôi bền vững. Đồng thời được xây dựng trên 4 tiêu chí: Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất; an toàn
thực phẩm; môi trường làm việc và truy tìm nguồn gốc sản phẩm. Chính vì
vậy, việc áp dụng chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap đem lại nhiều lợi ích cho
cả người chăn nuôi, người tiêu dùng và cộng đồng xã hội như: Tạo ra sản phẩm an
toàn và chất lượng; có nhiều lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà
sản xuất, chế biến, phân phối; hạn chế dịch bệnh trong chăn nuôi; giảm thiểu
tác động tiêu cực tới môi trường và tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và
nhà quản lý...
Mặt
khác, đẩy mạnh đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc xây dựng mô hình, đồng thời
giải quyết các khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp, hỗ trợ kịp thời. Cùng
với đó, Hội nông dân tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho
hội viên các chi, tổ hội nghề nghiệp, tăng cường liên kết, hợp tác trong sản
xuất nông nghiệp, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản
xuất theo chuỗi giá trị. Việc hỗ trợ vốn cho các thành viên vay vốn bên cạnh
nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân, hội tiếp tục phối hợp với các ngân hàng giúp chi, tổ
hội nghề nghiệp tiếp cận các nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
trong thời gian tới. Song song với việc định hướng, tuyên truyền Hội cũng đã
tiến hành thảo luận và xây dựng kế hoạch về cách thức tổ chức sản xuất, xây
dựng mô hình kinh doanh, dịch vụ nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của
sản phẩm, giúp hội viên có công ăn việc làm, thu nhập ổn định xóa đói giảm
nghèo, làm giàu bền vững. Nhằm hướng đến tính hiệu quả tối đa của các mô hình
kinh tế liên kết theo chuỗi giá trị. Qua đó, nhằm xây dựng mối quan hệ đoàn
kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, sản xuất kinh doanh
và cuộc sống sinh hoạt của các hội viên.
Để các hoạt động của chi, tổ hội nghề
nghiệp được phát huy hiệu quả cao thì việc lựa chọn, định hướng xây dựng mô
hình ngành nghề phải phù hợp với địa bàn dân cư và thế mạnh của từng vùng, miền
và
của từng xã, thị.
Khi các cơ sở hội được thành lập và đi vào hoạt động chính quyền địa phương ở
cơ sở cần phải thực sự quan tâm, nhất là việc định hướng cho nông dân phát huy
thế mạnh của lĩnh vực sản xuất ưu thế của địa phương để xây dựng các mô hình
chi, tổ hội nghề nghiệp đạt kết quả tốt. Một trong những khó khăn hiện nay
trong việc xây dựng chi, tổ hội là nguồn vốn cho các mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp vay để
đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất còn hạn chế, chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tế của người dân.

Trang trại chăn nuôi lợn của hộ gia
đình anh Lê Quốc Tân xã Hưng Tiến (Hưng Nguyên)
Mặc dù mới
thực hiện chủ trương xây dựng chi, tổ hội nghề nghiệp nhưng bước đầu đã cho thấy
những kết quả đáng ghi nhận rõ rệt về những đóng
góp tích cực về các mặt xã hội cũng như trong phát triển kinh tế. Hiện nay, qua
số liệu điều tra của HND xã Hưng Tiến Chi hội chăn nuôi lợn và thủy sản của xã có
diện tích 21,7 ha, tạo việc làm ổn định thường xuyên cho 68 lao động trên
địa bàn, mà trước hết là các lao động trong gia đình, cho nguồn thu hàng ngày
đảm bảo điều kiện sống của các thành viên. Sản lượng cá hằng năm đạt 65 tấn trị
giá 1.432 triệu đồng; Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 430 tấn trị giá
2.150 triệu đồng; Số lợn nái hiện có 199 con x 2 lứa/năm x 10con/ lứa trị giá
557 triệu đồng. Sản lượng gà 6,1 tấn trị giá 201 triệu đồng. Bình quân thu nhập của từng hộ hàng năm đạt từ
130- 150 triệu đồng/hộ/năm. Riêng hộ gia đình anh Lê Quốc Tân, chi hội trưởng
chi hội nghề nghiệp thường xuyên có 160 con lợn nái sinh sản và 500-700 con lợn thịt, kết hợp nuôi cá thương phẩm. Hàng năm gia đình anh cho thu nhập cao và ổn
định. Tổng trị giá của chi Hội nghề nghiệp sau khi đã trừ chi phí cho thu nhập
hằng năm đạt 4.340 triệu đồng.
Việc thành lập chi, tổ hội giúp các thành viên cùng có chung ý tưởng ngồi lại với nhau. Như
một lẽ tự nhiên làm nghề chung với nhau thích sinh hoạt với nhau, việc này nó
cũng đã thúc đẩy, ươm mầm tư tưởng hợp tác liên kết với nhau trong quá trình sản
xuất theo chủ trương của Đảng nên được các cấp ủy, chính quyền rất ủng hộ. Trước
mắt là ưu tiên, khuyến khích những nơi có nguồn lực, có khả năng và Hội sẽ giao
các chỉ tiêu cụ thể để các mô hình của chi, tổ hội hoạt động hiệu quả hơn trong
những năm tới ./.
Hồng Tiến( Hội Nông dân)
|